Thực phẩm nên nấu ở nhiệt độ bao nhiêu? Cách để đạt được nhiệt độ an toàn
Thực phẩm nên nấu từ nhiệt độ bao nhiêu? Là câu hỏi nhiều người thắc mắc khi nấu ăn. Không có quy định chung là tất cả thực phẩm nên nấu từ một mức nhiệt độ cụ thể nào. Thực phẩm nên nấu từ nhiệt độ bao nhiêu cần căn cứ vào đó là loại thực phẩm nào, cách chế biến và trạng thái ra sao.
Thực phẩm nên nấu ở nhiệt độ bao nhiêu?
Mục lục
- Thực phẩm nên nấu từ nhiệt độ bao nhiêu?
- Nhiệt độ nấu chín thực phẩm căn cứ vào phương pháp nấu
- Làm thế nào để đạt được nhiệt độ an toàn của thực phẩm?
- Hướng dẫn vị trí đặt nhiệt kế đo nhiệt độ bên trong của thực phẩm
- Những lưu ý cần biết khi chọn mua nhiệt kế nấu ăn
-
Một số thắc mắc thường gặp về nhiệt độ của thực phẩm
- Nhiệt độ không an toàn, “vùng nhiệt độ nguy hiểm” là gì?
- Nên giữ nóng thực phẩm từ nhiệt độ bao nhiêu?
- Nên hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ bao nhiêu?
- Nhiệt độ bảo quản thức ăn ở tủ lạnh là bao nhiêu?
- Làm thế nào để làm nguội thực phẩm đã nấu chín nhanh nhất?
- Nhiệt độ cần thiết cho tủ đông là bao nhiêu?
- Có thể làm đông lạnh lại thực phẩm đã rã đông không?
- Làm thế nào để biết nhiệt kế nấu ăn có hoạt động chính xác không?
- Thực phẩm nên nấu từ nhiệt độ bao nhiêu?
- Nhiệt độ nấu chín thực phẩm căn cứ vào phương pháp nấu
- Làm thế nào để đạt được nhiệt độ an toàn của thực phẩm?
- Hướng dẫn vị trí đặt nhiệt kế đo nhiệt độ bên trong của thực phẩm
- Những lưu ý cần biết khi chọn mua nhiệt kế nấu ăn
-
Một số thắc mắc thường gặp về nhiệt độ của thực phẩm
- Nhiệt độ không an toàn, “vùng nhiệt độ nguy hiểm” là gì?
- Nên giữ nóng thực phẩm từ nhiệt độ bao nhiêu?
- Nên hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ bao nhiêu?
- Nhiệt độ bảo quản thức ăn ở tủ lạnh là bao nhiêu?
- Làm thế nào để làm nguội thực phẩm đã nấu chín nhanh nhất?
- Nhiệt độ cần thiết cho tủ đông là bao nhiêu?
- Có thể làm đông lạnh lại thực phẩm đã rã đông không?
- Làm thế nào để biết nhiệt kế nấu ăn có hoạt động chính xác không?
Thực phẩm nên nấu từ nhiệt độ bao nhiêu?
Trước khi tìm hiểu rõ xem thực phẩm nên được nấu từ nhiệt độ bao nhiêu thì bạn cần biết rõ về 3 vấn đề sau:
- Nấu ăn là một nước thiết yếu để đảm bảo an toàn thực phẩm vì đây là cách để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh thông qua việc sử dụng nhiệt.
- Để đảm bảo độ an toàn của thực phẩm khi sử dụng thì nhiệt độ bên trong của thực phẩm phải đạt mức an toàn tối thiểu áp dụng cho loại thực phẩm đó.
- Cách tốt nhất để đo nhiệt độ bên trong của thực phẩm là sử dụng nhiệt kế nấu ăn.
Thực phẩm nên nấu từ nhiệt độ bao nhiêu? Chefstore sẽ giải đáp chi tiết nhiệt độ an toàn của từng loại thực phẩm theo bảng dưới đây:
Thực phẩm/ Món ăn |
Nhiệt độ |
Thịt bò, thịt lợn, thịt bê, thịt cừu |
71 độ C |
Thịt gà |
74 độ C |
Thịt nguội |
63 độ C |
Xúc xích |
71 độ C |
Món bít tết |
Nghỉ 3 phút sau đó nhấc ra khỏi nguồn nhiệt với nhiệt độ 63 độ C |
Thịt chim |
74 độ C |
Thịt hầm |
71 độ C |
Thức ăn thừa |
71 độ C |
Vây cá |
63 độ C |
Trứng |
74 độ C |
Nhiệt độ nấu chín thực phẩm căn cứ vào phương pháp nấu
Thực phẩm nên nấu từ nhiệt độ bao nhiêu cần căn cứ vào loại thực phẩm và phương pháp chế biến
Thức ăn nấu chín đòi hỏi phải gia nhiệt ở nhiệt độ khá cao, mọi người thường mặc định thức ăn gì cũng phải đun ở nhiệt độ hơn 100 độ C mới có thể chín. Tuy nhiên trên thực tế thì để nấu chín thực phẩm và đảm bảo tính an toàn thì không cần nhiệt độ như vậy, việc cần nhiệt độ bao nhiêu có thể căn cứ vào phương pháp nấu.
- Nhiệt độ trung bình để làm món chiên bằng dầu là khoảng 80 đến 90 độ
- Thời gian nấu chín món nướng bằng lửa phụ thuộc vào nguyên liệu nấu ăn nhưng trung bình nhiệt độ nướng thực phẩm là 80 độ C
- Hấp là phương pháp nấu chín thức ăn bằng cách sử dụng nhiệt từ hơi nước. Mặc dù nước nóng đến thời điểm sôi nhưng nhiệt độ trung bình của món hấp là 70 đến 75 độ C.
- Nướng bằng lò nướng sẽ cần tùy thuộc vào nguyên liệu thô, các món thịt khi nướng cần nhiệt độ từ 63 đến 77 độ C.
- Luộc là phương pháp nấu chín thực phẩm bằng cách sử dụng nước sôi. Tương tự như việc hấp, nước sôi sẽ đạt nhiệt độ 100 độ C nhưng thực phẩm luộc sẽ cần có nhiệt độ trung bình là 70 đến 80 độ C.
- Nhiệt độ trung bình cho món xào là khoảng 80 độ C.
Làm thế nào để đạt được nhiệt độ an toàn của thực phẩm?
Sử dụng nhiệt kế nấu ăn để kiểm tra nhiệt độ an toàn của thực phẩm
Việc đạt được nhiệt độ an toàn bên trong của thực phẩm là sự kết hợp giữa các quy định về mặt nhiệt độ, thời gian và sự theo dõi liên tục sự thay đổi của thực phẩm. Căn cứ vào việc biết được thực phẩm nên nấu từ nhiệt độ bao nhiêu, chúng ta biết được cách làm cho thực phẩm đạt được nhiệt độ an toàn. Nhiệt độ bên trong của thực phẩm có thể đạt được thông qua nhiều phương pháp nấu khác nhau, mục tiêu chính là truyền nhiệt và phân bổ nhiệt đều vào thực phẩm.
Để làm được điều này thì người nấu nướng phải biết được nhiệt độ cần thiết cho từng loại thực phẩm. Mỗi loại thịt, trứng, thực phẩm khác nhau sẽ có nhiệt độ an toàn khác nhau. Trong khi nấu nướng thì người nấu phải có nhiệt kế nấu ăn để đo được nhiệt độ bên trong của thực phẩm.
Tùy thuộc vào từng loại thịt, độ dày của thịt, loại vi sinh vật có thể tồn tại trong thịt mà mỗi loại sẽ có nhiệt độ mục tiêu cần thiết để thịt chín và để loại bỏ vi sinh vật có hại tồn tại trong thịt sống. Ngoài ra thì trạng thái của thực phẩm trước khi nấu cũng ảnh hưởng đến khả năng phân bổ nhiệt, ví dụ như một miếng thịt đông sẽ cần thời gian nấu và nhiệt độ nấu khác so với một miếng thịt ở nhiệt độ thường. Chúng ta thường căn cứ vào nhiệt độ thường để nấu ăn nên tốt nhất bạn nên để thực phẩm ở nhiệt độ thường trước khi nấu. Một số loại thực phẩm sẽ cần có thời gian nghỉ để nhiệt độ bề mặt được phân bố đều khắp thực phẩm.
Hướng dẫn vị trí đặt nhiệt kế đo nhiệt độ bên trong của thực phẩm
Vị trí đặt nhiệt kế nấu ăn chính xác
Không phải cứ dùng nhiệt kế là bạn có thể đo được chính xác nhiệt độ bên trong của thực phẩm. Để biết được chính xác được nhiệt độ bên trong của thực phẩm bạn phải biết cách đặt nhiệt kế nấu ăn vào đúng vị trí tâm của thực phẩm. Chefstore gợi ý cho bạn vị trí đặt nhiệt kế nấu ăn thích hợp với từng loại thực phẩm:
- Thịt bò, thịt lợn và thịt cừu: Đặt nhiệt kế vào giữa phần dày nhất, tránh xương, mỡ và xương sụn.
- Bánh mì kẹp thịt, bít tết, món sườn: Đặt nhiệt kế vào phần dày nhất, tránh xương sườn, xương sụn và mỡ.
- Thịt gia cầm nguyên con: Đặt nhiệt kế vào phần trong cùng của đùi, vùng cánh, vùng ức dày nhất và cần tránh xương.
- Bộ phận của gia cầm: Đặt nhiệt kế vào vùng dày nhất của miếng thịt và tránh xương.
- Thịt xay: Đặt nhiệt kế vào phần dày nhất và phần trung tâm
- Món trứng: Đặt nhiệt kế ở phần dày nhất và kiểm tra nhiệt độ xung quanh
- Món cá: Đặt nhiệt kế vào phần dày nhất của cá
- Các món chim: Đặt nhiệt kế vào phần dày nhất của đùi và phần ngực.
Những lưu ý cần biết khi chọn mua nhiệt kế nấu ăn
Với rất nhiều lựa chọn có sẵn, bạn có thể bị choáng ngợp khi mua nhiệt kế thực phẩm vì không biết nên chọn nhiệt kế nào tốt. Trước khi mua hàng bạn hãy cân nhắc, xem xét một số yếu tố sau:
- Độ chính xác của nhiệt kế: Điều quan trọng nhất mà một sản phẩm nhiệt kế nấu ăn cần có là khả năng đo nhiệt độ chính xác. Bạn hãy lựa chọn các sản phẩm nhiệt kế nấu ăn của các thương hiệu uy tín, nhiệt kế đã được hiệu chuẩn để đảm bảo độ chính xác cao nhất.
- Phạm vi nhiệt độ của nhiệt kế: Một số nhiệt kế được thiết kế đặc biệt để đo nhiệt độ của thịt, trong khi một số khác có thể xử lý nhiều loại nhiệt độ cho các cách chế biến các món đặc biệt khác nhau. Vì vậy bạn hãy chọn một nhiệt kế có phạm vi nhiệt độ phù hợp với thực đơn của bạn.
- Tốc độ của nhiệt kế: Khi làm bếp bận rộn bạn không có quá nhiều thời gian để đứng chờ nhiệt kế đo được nhiệt độ bao nhiêu rồi. Vì vậy bạn cần ưu tiên một sản phẩm nhiệt kế đọc được số đo tức thì mà vẫn phải đảm bảo tính chính xác.
- Khả năng ghi nhiệt độ: Một số nhiệt kế có chức năng tích hợp cho phép bạn ghi lại và lưu trữ các chỉ số nhiệt độ để tham khảo.
Các sản phẩm nhiệt kế nấu ăn chính hãng đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới đang có sẵn ở Chefstore. Các sản phẩm Chefstore cung cấp và phân phối đều là sản phẩm chính hãng với đầy đủ hóa đơn chứng từ, giấy tờ bảo hành chất lượng sản phẩm. Bạn đọc có thể tham khảo một số sản phẩm nhiệt kế như: Nhiệt Kế Nấu Ăn Kết Hợp Đồng Hồ Đếm Giờ Màn Hình Kỹ Thuật Số Taylor 1470FS, Nhiệt Kế Kho Lạnh Tủ Đông Đường Kính 64mm Chất Lượng Chuyên Nghiệp Taylor 3507, Nhiệt Kế Nấu Ăn Màn Hình Kỹ Thuật Số Taylor 9840RB, Nhiệt Kế Nấu Ăn Hiển Thị Kỹ Thuật Số Taylor 3519FDA Kiểu Bỏ Túi,...
Một số thắc mắc thường gặp về nhiệt độ của thực phẩm
Do có rất nhiều loại thực phẩm khác nhau với đa dạng phương pháp nấu, vì vậy trong quá trình chế biến thực phẩm chúng ta sẽ có những thắc mắc về nhiệt độ nấu, thời gian,... và nhiều vấn đề khác. Dưới đây Chefstore tổng hợp một số thắc mắc thường gặp về nhiệt độ của thực phẩm và lý giải chi tiết cho bạn đọc.
Nhiệt độ không an toàn, “vùng nhiệt độ nguy hiểm” là gì?
Vùng nhiệt độ nguy hiểm của thực phẩm từ 5 đến 63 độ C
Nhiệt độ không an toàn đề cập đến nhiệt độ lõi bên trong của thực phẩm ở dưới phạm vi được khuyến nghị. Tại nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ được khuyến nghị, thực phẩm đang tồn tại ở môi trường nguy hiểm, tăng nguy cơ phát sinh những mầm bệnh.
Về mặt bảo quản thì vùng nhiệt độ nguy hiểm của thực phẩm là từ 5 đến 63 độ C. Thực phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn phạm vi nhiệt độ này vì đây là nhiệt độ tối ưu cho vi khuẩn và các mầm bệnh sinh sôi.
Nên giữ nóng thực phẩm từ nhiệt độ bao nhiêu?
Bạn nên giữ nóng thực phẩm ở nhiệt độ trên 63 độ C. Vi khuẩn phát triển rất tốt ở nhiệt độ từ 25 đến 40 độ C nên nếu thực phẩm đã nấu chín không được bảo quản ở nhiệt độ trên 63 độ C thì bạn nên dùng hết trong bữa ăn.
Nên hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ bao nhiêu?
Thức ăn cần được hâm nóng khi dùng, nhiệt độ để hâm nóng phần bên trong của thực phẩm là lớn hơn hoặc bằng 70 độ C.
Nhiệt độ bảo quản thức ăn ở tủ lạnh là bao nhiêu?
Bộ điều chỉnh nhiệt của tất cả tủ lạnh và tủ bảo quản phải điều chỉnh mức nhiệt nằm trong khoảng 0 đến 5 độ C. Điều này nhằm đảm bảo bảo quản thực phẩm ngoài nhiệt độ nguy hiểm.
Làm thế nào để làm nguội thực phẩm đã nấu chín nhanh nhất?
Để làm cho thực phẩm nguội nhanh nhất bạn có thể sử dụng một số cách sau:
- Sử dụng máy làm lạnh nhanh để làm lạnh thực phẩm, đặc biệt là khi bạn nấu rất nhiều thức ăn. Máy làm lạnh nhanh được thiết kế để làm lạnh các thực phẩm nóng một cách nhanh chóng và an toàn tuyệt đối.
- Chia nhỏ thức ăn thành nhiều phần thì thức ăn sẽ nguội nhanh hơn.
- Đặt hộp thức ăn vào nước đá để làm nguội nhanh hơn
- Dùng dụng cụ đảo thường xuyên để thức ăn nhanh nguội
Nhiệt độ cần thiết cho tủ đông là bao nhiêu?
Tủ đông nên được duy trì nhiệt ở mức -18 độ C hoặc lạnh hơn. Bạn hãy lưu ý rằng nhiệt độ càng ấm thì thời gian sử dụng của thực phẩm đông lạnh càng ngắn.
Có thể làm đông lạnh lại thực phẩm đã rã đông không?
Bạn không nên làm đông lạnh lại thực phẩm đã rã đông vì vi khuẩn có thể sinh sôi trong thời gian thực phẩm trở về nhiệt độ thường. Nếu làm đông trở lại thì lượng vi khuẩn có thể đạt nhiệt độ nguy hiểm. Tuy nhiên thì bạn có thể rã đông thực phẩm sau đó nấu chín và làm đông lạnh lại.
Làm thế nào để biết nhiệt kế nấu ăn có hoạt động chính xác không?
Bạn nên kiểm tra nhiệt kế để đảm bảo rằng nhiệt độ đo được là chính xác. Để kiểm tra nhiệt kế của bạn có chính xác không thì bạn có thể thử các cách sau:
- Nhiệt độ thấp: Đặt đầu dò nhiệt kế vào đá và nước lạnh, đợi màn hình ổn định rồi đọc số đo, số đo nằm trong khoảng từ -0,5 đến +0,5.
- Nhiệt độ sôi: Đặt đầu dò nhiệt kế vào nước sôi sau đó đọc nhiệt độ đo được khoảng 99,5 đến 100,5 độ C.
Trên đây Chefstore đã giải đáp cho bạn đọc biết được thực phẩm nên nấu từ nhiệt độ bao nhiêu và những thông tin về nhiệt kế nấu ăn, giải đáp một số thắc mắc về nhiệt độ thực phẩm. Chúng tôi hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn đọc mua được một sản phẩm nhiệt kế nấu ăn chất lượng và biết cách bảo vệ thực phẩm tốt nhất.