Hướng Dẫn Cách Mài Dao Bào Sắc Bén Đơn Giản Và Hiệu Quả
Dao bào là một dụng cụ sơ chế thực phẩm phổ biến được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên do tần suất sử dụng cao, lưỡi dao bào rất nhanh bị mài mòn và dần cùn đi. Để tái tạo độ sắc bén cho lưỡi dao, bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng ngay cách mài dao bào hiệu quả được Chefstore chia sẻ ngay sau đây.
Cách mài dao bào hai lưỡi
Mục lục
Tìm hiểu về dao bào 2 lưỡi
Dao bào 2 lưỡi là loại dao làm bếp chuyên dùng để loại bỏ phần vỏ của củ, quả,... và có công dụng như một chiếc nạo. Dao bào 2 lưỡi được thiết kế với 2 lưỡi dao dài, vát để có thể xử lý phần vỏ một cách dễ dàng.
Do tính tiện lợi và linh hoạt, dao bào 2 lưỡi là dụng cụ làm bếp phổ biến tại những căn bếp gia đình nhỏ cho đến những căn bếp thương mại. Nhìn chung dao bào 2 lưỡi có giá thành khá phải chăng nên bạn hoàn toàn có thể mua được mà không cần lo lắng nhiều về chi phí.
Tại sao cần mài dao bào sắc bén?
Lưỡi dao cần được mài sắc để đạt được hiệu quả khi sử dụng
Dù con dao bào có sắc, có tốt đến mấy thì sau quá trình sử dụng lâu dài độ sắc bén sẽ dần mất đi do cạnh sắc của dao tiếp xúc với đồ vật. Vì vậy có thể nói rằng mất độ sắc bén là một chu kỳ tự nhiên của mà con dao nào cũng gặp phải. Chính vì vậy nên lưỡi dao cần được mài sắc để đạt được hiệu quả khi sử dụng.
Khả năng giữ độ sắc của của lưỡi dao phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn chất liệu làm lưỡi dao và việc bạn bảo trì lưỡi dao. Nguyên nhân khiến lưỡi dao bị mất độ sắc bén nằm ở các yếu tố: Độ bền, độ dẻo dai và khả năng chống mài mòn. Sau đây là một số lý do khiến dao bị mài mòn:
- Hao mòn chung: Việc dao bị mòn trong quá trình sử dụng là điều diễn ra bình thường và sự hao mòn đáng kể sẽ chỉ lộ rõ sau thời gian sử dụng lâu dài.
- Làm cong lưỡi cắt: Một lực lớn tác dụng lên mép lưỡi dao nên có thể làm cong lưỡi cắt. Trong quá trình sử dụng việc mép lưỡi cắt bị cong là không tránh khỏi.
- Sứt mẻ: Các cạnh có thể bị sứt mẻ hoặc vỡ dưới áp lực, chủ yếu là khi dao tác động với vật liệu cứng.
- Sự ăn mòn: Nhà bếp là khu vực ẩm ướt và chúng ta thường sử dụng dao trong môi trường ẩm ướt và có tính axit. Ngay cả khi sự ăn mòn này không xuất hiện trên bề mặt thì sự ăn mòn vẫn làm mất đi độ sắc nét.
- Kỹ thuật cắt: Kỹ thuật cắt không đúng cách làm dao nhanh bị mòn lưỡi.
Hướng dẫn cách mài dao bào 2 lưỡi sắc bén đơn giản tại nhà
Sử dụng một con dào bào cùn sẽ mất đi tính hữu ích của nó. Dao vốn là dụng cụ để thực hiện công việc cắt, gọt nên nếu dao bào không đáp ứng được độ sắc thì khó để có thể làm tốt được nhiệm vụ đó. Để đảm bảo lưỡi dao bào được sắc bén thì bạn cần áp dụng cách cách mài dao bào và sử dụng các dụng cụ mài dao. Sau đây Chefstore hướng dẫn bạn đọc cách mài dao bào để dao bào 2 lưỡi đơn giản tại nhà:
Cách mài dao bào bằng thanh mài dao
Mài dao bằng thanh mài dao (que mài dao)
Thanh mài dao bào hay còn gọi là thép mài là một thanh hình trụ dài được làm bằng thép hoặc gốm. Thay vì mài dao bằng cách loại bỏ vật liệu, thanh mài làm thẳng và căn chỉnh lại các cạnh của nó. Quá trình này được gọi là mài giũa, giúp khôi phục độ sắc bén của dao và cải thiện hiệu suất cắt của dao. Để mài dao bằng thanh mài, hãy làm theo các bước sau:
- Chọn góc mài phù hợp: Bạn hãy giữ thanh mài dao theo chiều dọc và hướng xuống dưới. Duy trì một góc nhất quán khoảng 15 đến 20 độ giữa lưỡi dao và thanh mài. Góc này sẽ phụ thuộc vào góc cạnh của dao, vì vậy điều quan trọng là phải khớp cạnh dao càng sát càng tốt.
- Giữ chắc tay cầm: Bạn cần phải giữ chắc tay cầm dao bằng một tay và tay kia nắm lấy tay cầm của thanh mài dao. Hãy đảm bảo bạn cầm dao và cầm thanh mài dao an toàn và thoải mái để bạn có thể kiểm soát lực và độ hiệu quả.
- Đặt dao lên thanh mài: Bắt đầu từ phần gốc của lưỡi dao, đặt gót dao tựa vào đầu gần tay cầm. Đảm bảo rằng toàn bộ chiều dài của lưỡi dao tiếp xúc với thanh mài và duy trì góc mong muốn.
- Lướt dao dọc theo thanh mài: Dùng lực nhẹ và chuyển động lưỡi dao, trượt dao dọc theo chiều dài của thanh trong khi vẫn duy trì một góc nhất quán. Bắt đầu từ phần gốc của lưỡi dao và tiến dần về phía đầu lưỡi. Lặp lại chuyển động này nhiều lần, xen kẽ các mặt của lưỡi dao để có thể mài đều.
- Kiểm tra độ phẳng: Sau mỗi lần mài, bạn hãy kiểm tra cạnh của lưỡi dao để đảm bảo nó phẳng, thẳng hàng. Việc căn chỉnh lại này sẽ giúp khôi phục độ sắc bén và cải thiện hiệu suất cắt của dao.
Mẹo mài dao hiệu quả bằng thanh mài dao
- Ưu tiên sự an toàn: Bạn phải luôn cẩn trọng khi mài dao và lưu ý giữ tay cầm chắc chắn, quan sát ngón tay của bạn và lưu ý vị trí của dao trong suốt quá trình.
- Sử dụng lực nhẹ nhàng: Dùng lực nhẹ khi lướt dao dọc theo thanh mài vì lực quá mạnh có thể làm hỏng lưỡi dao hoặc gây thương tích.
- Tính nhất quán trong khi mài dũa: Duy trì một góc ổn định và áp suất ổn định trong suốt quá trình mài giũa.
Cách mài dao bào bằng đá mài
Đá mài là một dụng cụ mài dao truyền thống. Đá mài là một cách mài bào mòn cạnh lưỡi dao (đã cùn) và tạo ra một cạnh mới để đảm bảo dao sắc bén, sử dụng hiệu quả. Khi sử dụng đá mài thì bạn có thể điều chỉnh độ thô hoặc mịn dựa theo mong muốn của mình. Cách mài dao bào bằng đá mài cụ thể như sau:
- Chuẩn bị đá mài: Đặt đá mài trên bề mặt ổn định và nếu cần, làm ướt bằng nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Một số loại đá mài yêu cầu phải ngâm trước, trong khi những loại khác chỉ cần làm ẩm vài phút.
- Xác định góc cạnh của dao: Xác định góc cạnh hiện có của dao để bạn xác định cách đặt dao trên đá mài trong quá trình mài.
- Đặt dao lên đá mài: Giữ chắc tay cầm dao bằng một tay và đặt lưỡi dao dựa vào đá mài theo góc mong muốn. Duy trì một góc nhất quán trong suốt quá trình mài.
- Bắt đầu mài: Bắt đầu từ chân lưỡi dao, ấn nhẹ và trượt dao qua đá mài, di chuyển từ gót đến đầu. Duy trì chuyển động trơn và có kiểm soát khi bạn lặp lại quá trình này nhiều lần ở mỗi bên của lưỡi dao và làm như vậy với cả hai lưỡi dao.
- So sánh sự cân bằng: Để các cạnh dao được đều, hãy xen kẽ các nét mài ở mỗi bên của lưỡi dao. Điều này đảm bảo cả hai mặt của con dao đều nhận được mài đồng đều như nhau và mang lại sự cân bằng cho các cạnh.
- Kiểm tra các vết xước: Sau khi mài lưỡi dao được sắc, bạn hãy đánh giá cạnh xem có vệt hoặc vết thô nào không. Nếu có bạn hãy xóa bỏ những vết xước đậm hoặc những hạt kim loại bám bằng cách chạy dao dọc theo mép đá ở góc dốc hơn một chút một cách nhẹ nhàng.
Mẹo mài dao bào bằng đá mài hiệu quả
- Chọn đá mài có độ nhám phù hợp: Đá mài có nhiều mức độ nhám khác nhau, mỗi loại phù hợp với các kiểu mài khác nhau và với tình trạng dao khác nhau. Đá mài thô là là loại đá mài thích hợp để mài các lưỡi dao bị hỏng hoặc cùn, trong khi đá mài mịn được sử dụng để mài giũa và tinh chỉnh cạnh.
- Duy trì tính nhất quán: Trong suốt quá trình mài, hãy duy trì một góc nhất quán và tạo áp lực đều lên lưỡi dao. Tính nhất quán này đảm bảo các cạnh được đều trên toàn bộ chiều dài của dao.
- Bôi trơn và làm sạch: Giữ đá mài được bôi trơn bằng nước hoặc dầu mài theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, bạn hãy vệ sinh đá mài định kỳ để loại bỏ các hạt kim loại và mảnh vụn, duy trì hiệu quả của đá mài.
Xem thêm: Đá mài dao Nhật và những điều cần biết!
Cách mài dao bào bằng giấy nhám
Cách mài dao bằng giấy nhám
Giấy nhám thường được dùng để làm mịn và tạo hình cho bề mặt và cũng có thể là một lựa chọn thay thế để mài dao bào. Giấy nhám có một bề mặt mài mòn có thể giúp loại bỏ các vết bám, các hạt kim loại thô trên bề mặt lưỡi dao một cách hiệu quả, giúp cạnh dao được sắc bén hơn. Hướng dẫn cách mài dao bào bằng giấy nhám:
- Chọn loại giấy nhám phù hợp: Việc đầu tiên bạn cần làm là chọn loại giấy nhám có độ nhám phù hợp để tiến hành mài dao. Để mài hoặc định hình lưỡi dao thì bạn hãy bắt đầu với giấy nhám có độ thô. Để tinh chỉnh và mài giũa cạnh dao thì bạn hãy sử dụng giấy nhám mịn hơn khoảng 1000 đến 2000.
- Gắn giấy nhám vào bề mặt phẳng: Gắn giấy nhám vào bề mặt phẳng và đố định lại để đảm bảo độ an toàn. Ví dụ như cố định vào khối gỗ hoặc bàn phẳng. Đảm bảo giấy nhám được căng và không có bất kỳ nếp nhăn hoặc nếp gấp nào có thể ảnh hưởng đến quá trình mài.
- Đặt dao lên giấy nhám: Giữ chắc dao bằng tay cầm và đặt lưỡi dao dựa vào giấy nhám ở góc mài mong muốn. Duy trì một góc nhất quán trong suốt quá trình mài. Bắt đầu với giấy nhám có độ thô nếu bạn đang định hình lại lưỡi dao hoặc tinh chỉnh cạnh.
- Áp dụng áp lực nhất quán: Áp dụng áp lực nhẹ đến vừa phải lên lưỡi dao khi bạn di chuyển dao trên giấy nhám. Bắt đầu từ phần đế của lưỡi dao và lướt nhẹ nhàng về phía đầu lưỡi theo chuyển động quét. Đảm bảo sự tiếp xúc đồng đều giữa cạnh và giấy nhám trong mỗi lần chà.
- Thay thế các mặt và thay đổi đá mài: Sau vài lần mài ở một bên, bạn hãy chuyển sang phía bên kia của lưỡi dao để duy trì một cạnh đều. Sau đó bạn có thể chuyển sang loại giấy nhám mịn hơn để mài giũa và tinh chỉnh cạnh dao. Hãy nhớ làm sạch lưỡi dao và giấy nhám giữa các lần mài để lưỡi dao không cọ lại những hạt vụn nhỏ.
- Kiểm tra độ sắc bén của dao: Bạn hãy kiểm tra độ sắc bén của lưỡi dao bằng cách dùng một mảnh giấy lướt nhẹ trên mép. Nếu dao chưa đạt được độ sắc thì bạn hãy tiếp tục mài cho đến khi bạn đạt được mức độ sắc mong muốn.
Mẹo sử dụng giấy nhám mài dao hiệu quả
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn: Để bảo vệ bàn tay không bị tổn thương, bạn hãy đeo găng tay chống cắt khi mài dao bằng giấy nhám. Tiến hành động tác mài nhẹ nhàng, dứt khoát và kiểm soát lực đều.
- Bắt đầu từ giấy nhám thô đến mịn: Bắt đầu với loại giấy nhám thô để định hình lại hoặc sửa chữa lưỡi dao, sau đó chuyển dần sang loại giấy nhám nhịn để mài giũa dao.
- Duy trì góc mài và áp suất nhất quán: Trong suốt quá trình mài, hãy duy trì góc mài nhất quán và tạo áp lực đều lên lưỡi dao.
- Làm sạch và làm khô lưỡi dao: Sau khi mài xong bạn hãy làm sạch lưỡi dao thật kỹ bằng nước hoặc vải ẩm để loại bỏ cặn hoặc mảnh vụn còn sót lại. Dùng khăn làm khô lưỡi dao hoàn toàn để tránh bị ăn mòn, tránh rỉ sét.
Trên đây Chefstore gửi đến bạn đọc các cách mài dao bào hai lưỡi hiệu quả, đơn giản để bạn đọc có thể thực hiện được tại nhà. Với những cách mài dao bào trên, bạn đọc có thể áp dụng ngay với con dào bào nhà mình đang sử dụng để lưỡi dao được sắc bén.