Đá mài dao Nhật và những điều cần biết!

Đá mài dao Nhật luôn được các đầu bếp chuyên nghiệp trên khắp thế giới tin dùng và ưa chuộng. Đây là loại đá mài có chất lượng cao, giá thành hợp lý và mẫu mã vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng và bảo quản đá mài dao Nhật. Hãy cùng Chefstore tìm hiểu về đá mài dao Nhật và những điều cần biết ngay sau đây nhé!

Các loại đá mài dao Nhật và mục đích sử dụng

Trên thị trường đá mài dao Nhật có khá nhiều loại khác nhau nhằm phục vụ mục đích sử dụng khác nhau. Dựa vào chất liệu và tình trạng của dao để lựa chọn loại đá mài phù hợp. Việc chọn loại đá mài không phù hợp sẽ khiến việc mài dao giảm đi giá trị, hơn nữa có thể khiến tình trạng dao trở nên xấu hơn. 

Trên thị trường đá mài dao Nhật có khá nhiều loại khác nhau nhằm phục vụ mục đích sử dụng khác nhau

Trên thị trường đá mài dao Nhật có khá nhiều loại khác nhau nhằm phục vụ mục đích sử dụng khác nhau

Dựa vào độ nhám của đá mài Nhật Bản (thường được ghi trên vỏ hoặc trên đá mài) người ta chia đá mài dao thành 3 loại:

Đá mài thô (độ nhám khoảng từ #100 đến #400)

Đá mài thô thường dùng để mài dao khi dao bị sứt mẻ, hoặc tình trạng lưỡi dao đã quá cùn, không thể sử dụng được nữa. Đá mài này sẽ giúp bào mòn cạnh dao cũ để tạo ra một cạnh mới (trong trường hợp sứt mẻ hoặc quá cùn).

Độ nhám càng thấp thì khả năng phục hồi những vết sứt mẻ trên lưỡi dao càng tốt. Vậy nên, để mài những lưỡi dao càng cùn hoặc bị sứt mẻ càng lớn, bạn sẽ cần những viên đá mài có độ nhám càng thấp, thông thường khoảng từ #120 đến #140 là thích hợp.

Đá mài trung (độ nhám từ #400 đến #3000)

Đá mài trung là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, sử dụng khi dao trở nên cùn, không đáp ứng được nhu cầu. Mọi người có thể bắt đầu mài từ viên đá này.

Độ nhám của đá mài trung càng thấp thì khả năng mài sắc lưỡi dao càng nhanh. Theo lời khuyên của các chuyên gia về dao, nếu bạn có quá ít thời gian để mài cho lưỡi dao sắc thì loại đá mài trung có độ nhám khoảng #400 đến #500 có thể đáp ứng kịp thời vấn đề này.

Đá mài dao Nhật độ nhám #2000

Đá mài dao Nhật độ nhám #2000

Và nếu bạn muốn một loại đá mài mà vừa làm dao sắc bén nhanh và vừa có thể xử lý những vết mờ đục, xỉn màu trên lưỡi dao thì bạn nên lựa chọn sản phẩm có độ nhám dao động từ #700 đến #1500. 

Trong khi đó, loại đá mài có độ nhám từ #2000 đến #3000 chuyên dụng để xử lý vấn đề bảo dưỡng, duy trì độ bén của dao hàng ngày.

Đá mài tinh (độ nhám trên #3000)

Trải qua quá trình mài, trên bề mặt dao chắc chắn ít nhiều sẽ có những vết xước. Để lấy đi những vết xước, giúp dao trở nên sáng bóng, người ta sẽ sử dụng loại đá mài này.

Dù những loại đá mài thô hay đá mài trung có thể giải quyết đâu đó vấn đề hư hại của một lưỡi dao, tuy nhiên chắc chắn không thể khiến nó trở nên đẹp và sáng bóng như ban đầu. Một viên đá mài có độ nhám trên #12000 có thể tân trang cho chiếc dao của bạn độ sáng bóng cực cao, tất nhiên vì nó có khả năng phục hồi độ thẩm mỹ tốt như vậy nên cái giá bạn có thể phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.

Có thể tóm lại là: độ nhám của đá mài Nhật Bản càng cao sẽ càng đem lại cho lưỡi dao vẻ đẹp thẩm mỹ nhưng lại không tuyệt đối hiệu quả trong vấn đề mài sắc lưỡi dao.

Xem thêm: Có những loại đá mài dao nào? Hướng dẫn chọn đá mài dao hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách mài dao Nhật chuẩn

Bước 1: Ngâm đá với nước

Trước khi mài dao, bạn chuẩn bị một chậu nước nhỏ, ngâm đá mài dao Nhật ngập trong nước khoảng 10 phút. Đây là một việc hết sức quan trọng, bởi dao của bạn có thể bị trầy xước nếu đá quá khô. 

Chuẩn bị một khăn mềm khô bên cạnh và lưu ý giữ cho tay cũng như cán dao được khô. (Để đảm bảo khi mài sẽ không bị trượt).

Bước 2: Mài dao

Sau đó đặt hòn đá mài cố định đưa dao về tay thuận, tay không thuận cố định đá mài nhật và nghiêng dao tạo góc với đá mài từ 15 - 25 độ. Góc mài càng nhỏ thì dao càng bén, và tất nhiên chúng ta có thể mua kèm dụng cụ hỗ trợ mài dao như đế kê đá mài dao, kẹp giữ góc mài cao cấp để giữ dao luôn nghiêng theo góc mong muốn. Mài trung bình mỗi bên từ 15 – 20 lần nhẹ nhàng. 

Góc mài càng nhỏ thì dao càng bén

Góc mài càng nhỏ thì dao càng bén

Nếu thấy đá mài khô thì tưới nước lên, phần phôi đá mài cũng cần rửa sạch đi để việc mài được tốt nhất. Lưỡi dao dính phôi đá mài cũng cần nhúng vào nước để cho trôi đi.

Bước 3: Đánh bóng dao

Chuyển qua mặt mịn của đá mài, mài thêm vài lần cả hai mặt lưỡi dao, dao sẽ sáng đẹp hơn.

Bước 4: Vệ sinh dao và đá

Đối với dao, sau khi hoàn thành các công đoạn trên với thành quả như ý muốn, rửa sạch lau khô lưỡi dao bằng khăn.

Đối với đá mài, chà rửa với nước để loại bỏ cặn rồi lau khô trước khi bảo quản ở nơi khô ráo.

Các loại đá mài dao Nhật

Đá mài tự nhiên

Đá tự nhiên như Arkansas và Novaculite giòn hơn đá nhân tạo, vì vậy bạn cần hết sức cẩn thận khi sử dụng chúng.

Để tránh làm hỏng đá của bạn, chỉ sử dụng một cái chạm nhẹ khi mài các lưỡi dao của bạn. Việc ấn quá mạnh có thể khiến đá bị nứt hoặc vỡ.

Đá mài nhân tạo

Đá nhân tạo như đá chắn nước và đá dầu có độ bền cao hơn đá tự nhiên, vì vậy bạn có thể mạnh tay hơn một chút khi sử dụng chúng.

Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là tránh đặt quá nhiều áp lực lên đá để tránh bị hư hại.

Đá mài gồm

Đá gốm được làm từ vật liệu cứng hơn, do đó chúng có thể chịu nhiều áp lực hơn các loại đá khác.

Điều này làm cho chúng trở nên lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm trải nghiệm mài sắc mạnh mẽ hơn. Chỉ cần đảm bảo sử dụng áp lực đều để tránh làm hỏng đá.

Đá mài kim cương

Đá kim cương là loại đá mài cứng nhất, vì vậy chúng có thể chịu nhiều áp lực.

Điều này làm cho chúng trở nên lý tưởng cho những ai muốn đạt được một lưỡi dao rất sắc theo cách hiệu quả nhất có thể.

Đá mài kim cương dạng đĩa

Đá mài kim cương dạng đĩa

Tuy nhiên, vì chúng rất cứng, điều quan trọng là phải sử dụng lực ép đều để tránh làm mẻ đá mài của bạn.

Đá mài kết hợp

Đá kết hợp hay đá nhiều sạn là một loại đá mài có sự pha trộn của các vật liệu khác nhau. Bởi vì điều này, họ có thể cung cấp cho bạn những lợi ích của cả đá tự nhiên và nhân tạo.

Những viên đá này cũng bền hơn so với đá mài tự nhiên của Nhật Bản, vì vậy bạn không cần phải quá tinh xảo với chúng.

Cách bảo quản đá mài

Vì đá mài Nhật khá mỏng manh nên không bao giờ được ngâm quá kỹ. Không nên ngâm đá quá lâu sẽ làm giảm chất lượng và khó mài giũa hơn. Sau khi mài, lau sạch và để khô đá mài trong không khí. Bạn nên bảo quản đá trong khăn khô.

Nếu để đá mài Nhật đang ẩm vào hộp các tông có thể khiến nấm mốc phát triển, làm đá yếu đi và gây gãy hoặc tách lớp, chưa kể nấm mốc rất thô và không an toàn.

Bước đầu tiên cần làm là đảm bảo bạn đặt đá phẳng trước khi mài. Lưu ý rằng sau khi sử dụng thường xuyên, các loại đá mài bằng gốm và tổng hợp bắt đầu bị mài mòn khiến bề mặt không còn bằng phẳng.

Lúc này bạn cần một người sửa đá mài Nhật chuyên nghiệp để làm phẳng bề mặt của đá mài. Nếu bạn sử dụng một viên đá kết tụ, nó sẽ mất hình dạng và cong vênh, sau đó sẽ làm hỏng và thay đổi hình dạng của lưỡi dao của bạn.

Bạn cần ngâm đá đúng cách tùy thuộc vào từng loại. Đá mài vừa và đá mài thô phải ngâm trong nước khoảng 10 đến 15 phút trước khi bạn dùng chúng để mài dao. Bạn không nên ngâm đá mịn trong nước vì chúng có thể bị nứt. Đối với đá mịn, bạn cần phun một chút nước lên đá mài cùng thời điểm mài. Nếu bạn sở hữu loại đá mài hai mặt với kết hợp hạt mịn và hạt trung bình, chỉ nên ngâm mặt vừa trong nước.

Mài dao bằng đá mài nếu nhìn qua có thể dễ nhưng thực sự để mài đúng cách cho kết quả tốt và không làm dao hay đá mài bị tổn thương thì người dùng cần có kỹ năng thực hành.

Xem thêm: Mẹo mài dao sắc cực hiệu quả bạn không nên bỏ lỡ

Trên đây, Chefstore đã cùng bạn tìm hiểu về đá mài dao Nhật và những điều cần biết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn và bảo quản đá mài dao. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu mua các sản phẩm nhà bếp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0961 550 978 để được tư vấn miễn phí nhé!