Dao bấm là gì? Mang theo dao bấm bên người có vi phạm pháp luật hay không?

Dao bấm là một loại dao nhỏ gọn được nhiều người sử dụng để phòng thân vì đặc tính nhỏ gọn, tiện lợi. Nếu bạn đang sử dụng dao bấm để phòng thân thì hãy lưu ý vì sử dụng dao bấm phòng thân được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Sử dụng dao bấm để phòng thân

Sử dụng dao bấm để phòng thân

Dao bấm là gì?

Dao bấm là một loại dao có kích thước nhỏ, mũi dao nhọn, lưỡi dao sắc và được nhiều người sử dụng với mục đích phòng thân hoặc mang theo bên mình vì tính tiện lợi, hỗ trợ các công việc cần dùng đến dao. Hiện nay, dao bấm được bày bán bán nhiều tại các cửa hàng, các trang thương mại điện tử. Bạn có thể dễ dàng mua được dao bấm tại các cơ sở kinh doanh. 

Dao bấm có tác dụng để mở bia, cắt dây,... và nhiều công dụng như một con dao nhỏ bình thường.

Dao bấm có được coi là dao làm bếp không?

Dao bấm không được coi là dao làm bếp

Dao bấm không được coi là dao làm bếp

Dao làm bếp là các loại dao chuyên dụng để chế biến thực phẩm như: Thịt, cá, rau củ,... Dao làm bếp có công năng chính là xử lý, thái băm chặt thực phẩm để việc nấu ăn trở nên thuận tiện và dễ dàng.

Do khác nhau về tính năng nên dao bấm không được coi là một loại dao làm bếp vì nó không được sử dụng với mục đích làm bếp. Do khác nhau về tính năng nên 

Mang dao bấm bên người có vi phạm pháp luật không?

Mang dao bấm bên người có vi phạm pháp luật không?

Mang dao bấm bên người có vi phạm pháp luật không?

“Mang dao bấm bên người có vi phạm pháp luật không?” là một câu hỏi nhiều người thắc mắc. Để biết được việc mang dao bấm bên người có vi phạm pháp luật hay không, chúng ta phải căn cứ vào luật. Theo khoản 4 điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về vũ khí thô sơ như sau:

“Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.”

Căn cứ theo bộ luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định về vũ khí thô sơ, dao bấm được coi là một loại vũ khí thô sơ không được mang theo bên người. Đối tượng được mang theo dao bấm bên người (được trang bị vũ khí thô sơ) gồm:

“Điều 28. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ

1. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:

a) Quân đội nhân dân;

b) Dân quân tự vệ;

c) Cảnh sát biển;

d) Công an nhân dân;

đ) Cơ yếu;

e) Kiểm lâm, Kiểm ngư;

g) An ninh hàng không;

h) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

i) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

k) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.”

Như vậy, công dân không nằm trong danh sách luật định mang theo dao bấm bên người là vi phạm pháp luật, pháp luật sẽ áp dụng chế tài xử phạt với các trường hợp này.

Xem thêm: Kinh nghiệm mua dao làm bếp chuẩn xịn, chất lượng

Mang dao bấm phòng thân bị xử phạt như thế nào?

Chế tài xử phạt đối với người vi phạm quy định của pháp luật về việc sử dụng vũ khí thô sơ

Chế tài xử phạt đối với người vi phạm quy định của pháp luật về việc sử dụng vũ khí thô sơ

Dao bấm được coi là vũ khí thô sơ nên chúng ta không nên mang theo dao bấm bên người để phòng thân. Khi bị kiểm tra, nếu mang theo dao bấm bên người bạn sẽ phải chịu xử phạt của pháp luật.

“Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

b) Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;

d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;

đ) Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;

g) Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;

h) Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;

i) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.”

Tàng trữ vũ khí thô sơ bị truy cứu hình sự như thế nào?

 

Pháp luật xử lý các trường hợp vi phạm tội tàng trữ vũ khí thô sơ

Theo luật quy định, tội tàng trữ vũ khí thô sơ (trong đó có dao bấm) bị xử lý hình sự trong các trường hợp sau:

“Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

b) Làm chết 02 người trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Xem thêm: Mách nhỏ cách chọn dao thép tốt cực hữu ích

Trên đây, Chefstore gửi đến bạn thông tin về dao bấm, quy định của pháp luật về việc sử dụng dao bấm - vũ khí thô sơ để bạn có thể trang bị thêm kiến thức. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết để tránh những trường hợp không may xảy ra.