Sử dụng và bảo quản nồi, chảo đúng cách nhất
Với bất kể loại nồi chảo gang, thép carbon, inox hay chảo chống dính thì đều cần phải bảo quản đúng cách mới sử dụng được lâu dài.
Mục lục
Tôi dầu cho các đồ dùng bằng nhôm và thép không gỉ
Khi lần đầu tiên mang ra sử dụng, bạn nên tiến hành tôi dầu cho xoong chảo. Trước tiên cần rửa sạch với nước ấm + nước rửa chén, rồi lau khô. Xịt một ít dầu ăn hoặc đổ một cốc nhỏ rượu mạnh vào bên trong xoong /chảo, đặt lên bếp đun nhỏ lửa khoảng 5 đến 10 phút cho đến khi bạn nhìn thấy có khói /hơi nóng xuất hiện, bạn sẽ thấy lớp dầu ăn /rượu đã trở thành dạng sền sệt và có màu nâu nhạt hay màu hổ phách thì tắt bếp và chờ cho nó nguội. Đổ chất lỏng đó đi, dùng giấy ăn mềm lau thật sạch bề mặt, sau đó rửa sạch lại lần nữa với dung dịch nước rửa bát, lau khô và cất vào nơi quy định.
Với dụng cụ bằng gang, thép carbon
Những loại xoong, chảo thế hệ mới cần được làm trơn láng để tăng khả năng chống dính trước khi sử dụng. Biện pháp làm trơn xoong, chảo cơ bản nhất là dùng mỡ heo tráng lên bề mặt và đặt chúng trên bếp nhỏ lửa khoảng 15 phút. Sau khi nhấc chúng ra khỏi bếp, bạn chờ nguội hẳn rồi mới chùi rửa lại để làm sạch lớp mỡ dính trên xoong, chảo.
Với nồi chảo inox
Inox là loại chất liệu dễ sử dụng và bảo quản, tuy nhiên, khi vệ sinh bạn cũng không dùng những miếng cọ nồi có khả năng mài mòn như loại bùi nhùi bằng kim loại. Điều này có thể làm cho bề mặt xoong, nồi chảo inox bị xước cả bên trong lẫn bên ngoài. Khi chảo đã nguội hẳn mới tiến hành đánh rửa.
Với xoong chảo chống dính
Cách tốt nhất để vệ sinh xoong, chảo chống dính là dùng miếng bọt biển nhúng nước xà phòng ấm để làm sạch chúng khi xoong, chảo đã nguội hẳn, nên vệ sinh dụng cụ nấu nướng chống dính bằng tay thay vì sử dụng máy rửa chén.
Sử dụng lò nướng
Bước 1: Rửa sạch nồi, chảo với nước rửa chén bát (pha loãng). Sau đó lau khô
Bước 2: Bôi lớp dầu ăn toàn bộ cả trong ngoài (cả phần tay cầm) của nồi chảo.
Bước 3: Bật lò, đặt nhiệt độ từ 180 đến 200 độ. Bỏ lật úp trong lò từ 30 đến 45 phút
Bước 4: Tắt lò, lấy nồi chảo ra, đợi vài phút để chúng nguội bớt (tuyệt đối không làm nguội nhanh bằng cách đổ nước lạnh vào nồi chảo) rồi dùng miếng giấy ăn hay khăn mềm xoa đều khắp bề mặt cả trong và ngoài. Lập lại các bước 2, bước 3, bước 4 thêm 1 hoặc 2 lần.
Bước 5: Rửa sạch với nước nóng, lau khô và cất lên giá
Nếu bạn thường xuyên lập lại quy trình trên là một cách bảo dưỡng dụng cụ xoong /chảo nhà bạn luôn trong tình trạng tốt, an toàn và bề mặt không bị dính.
Khi sử dụng bếp gas, bếp điện
Bước 1: Rửa sạch nồi, chảo với nước rửa chén bát (pha loãng). Sau đó lau khô
Bước 2: Đặt nồi chảo lên bếp, đổ vào 1 chén dầu ăn
Bước 3: Bật lửa to để nồi chảo nóng già, khi thấy dầu ăn khô sệt sệt và bốc khói trắng thì tắt bếp
Bước 4: Đợi chúng giảm bớt nhiệt độ rồi dùng miếng giấy ăn hay khăn mềm xoa dầu đều khắp bề mặt trong và ngoài.
Lập lại các bước 2, bước 3, bước 4 thêm 3 hoặc 4 lần.
Bước 5: Rửa sạch với nước nóng, lau khô và cất lên giá
Lưu ý cần thiết khi sử dụng
- Không xả nước lạnh vào nồi chảo khi chúng còn đang nóng vì thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ dẫn đến nứt hoặc vỡ. Hãy để nồi chảo nguội tự nhiên, sau đó mới cọ rửa vệ sinh.
- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa hóa học khi cọ rửa vì nó sẽ làm mất lớp chống dính tự nhiên đã được tạo ra khi chúng ta tôi dầu
- Sau khi vệ sinh xong phải đặt lên bếp hong khô hoặc lau khô hoàn toàn trước khi cất lên giá.
- Trường hợp nồi chảo bị hoen gỉ thì dùng miếng ráp cọ rửa sạch rồi lập lại quy trình tôi dầu như trên.
- Tẩy các vết ố bên trong xoong chảo nhôm (Đun nóng dung dịch gồm 2 thìa to bã rượu với 1 lít nước trong khoảng 10 phút).
Trên đây là cách bảo quản nồi chảo trong căn bếp đúng cách nhất và những lưu ý mà bạn nên biết. Với những thông tin hữu ích trên khi bạn thực hiện theo, chắc chắn những chiếc nồi, chảo sẽ luôn sáng bóng và tuổi thọ lâu dài.