Những cách loại bỏ lớp chống dính trên chảo đơn giản tại nhà
Khi bạn nhận thấy lớp chống dính của chảo bị bong tróc thì nên làm gì? Chắc hẳn ai ai cũng trả lời là tiếp tục sử dụng thêm 1 thời gian nữa hoặc thay chảo mới đúng không nào. Tuy nhiên, tiếp tục sử dụng chảo đã hỏng lớp chống dính có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe. Và thay chảo mới cũng khiến bạn mất 1 khoản chi phí lớn để mua chảo. Có thể bạn chưa biết, cách an toàn để có thể tiếp tục chảo chống dính chính là loại bỏ hoàn toàn lớp chống dính đã hỏng hóc đi. Ngay sau đây, Chefstore chia sẻ cách loại bỏ lớp chống dính trên chảo để bạn tham khảo nhé.
Những cách loại bỏ lớp chống dính trên chảo đơn giản tại nhà
Mục lục
Nguyên nhân khiến chảo mất đi lớp chống dính
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chảo bị mất đi lớp chống dính khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất là do sử dụng không đúng cách, dùng trong thời gian dài làm tuổi thọ giảm và sử dụng chảo chống dính kém chất lượng.
Không dùng chảo đúng cách
Nếu bạn thường xuyên sử dụng chảo ở nhiệt độ cao hoặc trong lò nướng có thể khiến phân tử trong lớp chống dính bị phá vỡ gây ra khói độc. Ngoài ra, việc sử dụng bình xịt dầu ăn, dụng cụ nấu ăn bằng kim loại sẽ làm mài mòn và bong tróc. Bên cạnh đó, thức ăn cháy khét cũng có thể làm chảo bị mất đi lớp chống dính. Dầu hoặc mẩu thức ăn bị cháy sẽ lọt vào trong lớp chống dính khiến giảm tuổi thọ của chảo. Bạn nên dùng nhiệt độ nhỏ và vừa để nấu ăn, như vậy vừa giúp bảo vệ lớp chống dính vừa giúp thức ăn không bị cháy khét.
Sử dụng trong thời gian dài
Sau khi sử dụng chảo trong 1 khoảng thời gian, lớp chống dính sẽ có thể bị đổi màu, bong tróc và giảm khả năng chống dính. Bạn nên thay thế chảo mới sau khi dùng được 1 năm để đảm bảo an toàn.
Dùng chảo chống dính chất lượng kém
Hiện nay, có rất nhiều nơi bày bán chảo chống kém chất lượng với mức giá rất rẻ tràn lan trên thị trường. Chảo sẽ chỉ có thể sử dụng trọng 1 thời gian ngắn rồi lớp chống dính sẽ bị bong tróc hoàn toàn. Lớp chống dính mỏng trên chảo lớp chống dính này sẽ gây ra khói độc có hại đến sức khỏe nếu nấu ở nhiệt độ cao.
Xem thêm: Chảo gang có bị gỉ sét không?
Tại sao cần loại bỏ lớp chống dính trên chảo?
Thông thường, lớp chống dính trên chảo thường làm từ chất Teflon, hay còn có tên gọi khác là Polytetrafluoroethylene. Teflon ra đời năm 1930 để tạo ra lớp chống dính trên bề mặt chảo. Ngoài ra, chất này còn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp như làm lớp phủ dây cáp, chất bảo vệ quần áo chống nước, phủ bề mặt bàn là. Khi chảo được phủ 1 lớp Teflon, thức ăn sẽ không thể bám dính trên chảo hoặc khiến chảo bị thấm nước. Tuy nhiên, theo thời gian, lớp Teflon sẽ có thể bị bong tróc ra khỏi chảo gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh.
- Khi sử dụng chảo chống dính để nấu nướng trên nền nhiệt cao, lớp Teflon sẽ có thể sản sinh ra khói độc gây ra triệu chứng khó thở, rùng mình, ớn lạnh, ho tức ngực và ngộ độc nghiêm trọng. Khi có các dấu hiệu trên, bạn cần ngay lập tức tới bệnh viện hoặc các ơ sở y tế để kiểm tra và khám chữa kịp thời.
- Lớp chống dính bị bong tróc sau 1 thời gian sử dụng sẽ có thể ngấm vào thức ăn trong khi nấu. Từ đó có thể làm biến đổi hương vị của thức ăn và thức ăn sẽ có khả năng bị ngấm các chất hóa học độc hại gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là người già và trẻ em vì hệ thống miễn dịch kém.
- Có thể là nguyên nhân của các căn bệnh liên quan tới tuyến giáp, gan, sỏi thận, suy giảm hệ thống miễn dịch, rối loạn nội tiết, béo phì, viêm phổi, giòn xương, vô sinh, tăng nồng độ cholesterol... Khi dùng chảo bị bong tróc lớp chống dính trong thời gian dài có thể mắc bệnh ung thư.
- Nếu nhà bạn nuôi chim, vẹt thì nên để chúng xa nhà bếp bởi hệ hô hấp của chim rất mỏng manh. Nếu chúng hít phải khói của Teflon sẽ bị khó thở, phổi xuất huyết dẫn tới ngạt thở và có thể gây tử vong.
- Do đó, khi chảo đã bắt đầu bị bong tróc lớp chống dính bạn nên tìm cách loại bỏ toàn bộ lớp chống dính trên chảo để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và người thân. Ngoài ra, bạn nên thay thế các chảo chống dính thành chảo gang. Chảo gang là loại chảo có lớp chống dính tự nhiên có thể tái tạo được nên bạn sẽ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Hướng dẫn cách loại bỏ lớp chống dính trên chảo
Ngay sau đây, Chefstore sẽ hướng dẫn cho bạn những cách loại bỏ lớp chống dính trên chảo đơn giản tại nhà. Chỉ cần bỏ 1 chút thời gian và công sức bạn đã có thể loại bỏ hoàn toàn lớp chống dính đi.
Sử dụng nước rửa bát
Các chất tẩy rửa có trong nước rửa bát có thể loại bỏ đi lớp chống dính trên chảo dễ dàng. Bạn hãy làm theo 6 bước sau đây:
Bước 1: Đổ nước rửa bát phủ khắp bề mặt chảo chống dính rồi thêm nước nóng vào
Bước 2: Ngâm chảo trong 3-4 giờ hoặc để qua đêm
Bước 3: Rửa sạch chảo sau đó cho baking soda để đẩy nhanh quá trình loại bỏ lớp chống dính
Bước 4: Dùng búi rửa bát bằng nhôm cọ sạch toàn bộ bề mặt chảo
Bước 5: Thêm gel thông cống vào chảo rồi để ở nơi khô ráo, thoáng mát và ít người qua lại trong 2-3 ngày. Bạn nên đeo găng tay và kính bảo hộ để tránh tình trạng gel dính vào da gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Bước 6: Tiếp tục dùng búi rửa bát chà chảo để loại bỏ hoàn toàn lớp chống dính
Ngâm chảo với nước
Ngâm chảo là 1 trong những phương pháp phổ biến nhất để loại bỏ lớp chống dính. Bạn có thể dễ dàng làm tại nhà mà không yêu cầu kỹ thuật gì.
Bước 1: Cho hỗn hợp nước rửa bát và nước sôi vào chảo
Bước 2: Ngâm chảo trong khoảng 1 ngày rồi rửa sạch nước
Bước 3: Rắc baking soda lên bề mặt chảo rồi dùng búi rửa bát chà sạch lớp chống dính
Bước 4: Lặp đi lặp lại 3 bước trên cho đến khi lớp chống dính được bỏ bỏ hoàn toàn
Đun nóng chảo
Mặc dù lớp chống dính có đặc tính chịu nhiệt nhưng quá trình đun nóng chảo trong thời gian dài sẽ có thể loại bỏ đi lớp chống dính. Tuy vậy, cách này khá nguy hiểm và tốn nhiều ga, nên bạn hãy cân nhắc trước khi áp dụng nhé.
Bước 1: Đặt chảo chống dính lên bếp với lửa lớn. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ ở mức 260°C
Bước 2: Đun liên tiếp trong vài ngày, nhiệt độ cao sẽ loại bỏ hoàn toàn lớp chống dính còn sót lại trên chảo.
Dùng giấy nhám chà chảo
Giấy nhám là loại giấy có bề mặt thô ráp nên sẽ có thể đánh bay lớp chống dính đã hư hại của chảo. Khi sử dụng giấy nhám bạn hãy cẩn thận để tránh giấy nhám làm xước tay.
Bước 1: Cắt giấy nhám thành các miếng nhỏ để vừa với bề mặt chảo
Bước 2: Kết hợp dùng mỡ đánh bóng để quá trình chà xát chảo trở nên dễ dàng hơn
Bước 3: Lấy 1 miếng vải để lau đi toàn bộ lớp chống dính ra
Bước 4: Tiếp tục chà xát giấy nhám theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại để làm phẳng bề mặt chảo
Bước 5: Rửa sạch chảo bằng nước rửa bát
Sử dụng vỏ quả óc chó
Ngoài tốt cho sức khỏe, óc chó còn có thể sử dụng để cạo sạch lớp Teflon trên chảo. Vỏ quả óc chó có thể sử dụng để thay cho axit nhôm dùng trong công nghiệp
Bước 1: Dùng vỏ quả óc chó để chà xát bề mặt chảo
Bước 2: Rửa sạch chảo rồi tiếp tục lấy vỏ óc chó chà xát. Các chất trên vỏ óc chó sẽ không làm hỏng chảo nhôm chống dính.
Hỗn hợp giấm và baking soda
Hỗn hợp giấm và baking soda có khả năng đánh bay lớp chống dính mạnh hơn bao giờ hết.
Bước 1: Đun sôi chảo chống dính rồi đặt chảo ra bồn rửa bát
Bước 2: Thêm 1 cốc giấm và 2 thìa baking soda vào chảo trong 30 phút
Bước 3: Chà sạch lớp chống dính bằng miếng bọt biển
Bước 4: Loại bỏ toàn bộ lớp chống dính dư thừa và rửa sạch vào nước. Sau đó lau khô rồi bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát
Mẹo sử dụng chảo chống dính đúng cách để tăng tuổi thọ cho chảo
Sau 1 thời gian dài nghiên cứu, Chefstore đã đúc kết được những cách sử dụng chảo đúng cách. Để có thể tăng tuổi thọ cho lớp chống dính của chảo, bạn nên lưu ý 1 số điều sau đây trong quá trình sử dụng chảo.
- Làm nóng chảo trong khoảng 2-3 phút trước khi bắt đầu cho dầu và nấu nướng. Và bạn cũng không nên đợi chảo quá nóng rồi mới cho dầu ăn vào. Khi thấy chảo khô ráo và hơi ấm ấm hãy cho dầu ngay. Quá trình làm nóng chảo sẽ giúp thức ăn không bị bám dính trên chảo. Bên cạnh đó, bạn không nên nêm gia vị trực tiếp vào chảo nóng bởi có thể khiến lớp chống dính trong chảo bị rỗ và giảm tuổi thọ.
- Các tôi dầu: Phết đều dầu lên chảo chống dính, bạn có thể sử dụng dầu dừa, dầu hạt nho, dầu hạt lanh… Đun chảo lên bếp cho đến khi khói trắng bắt đầu bốc lên rồi để chảo nguội tự nhiên. Lấy khăn giấy lau sạch dầu thừa
- Không nấu nướng trên nền nhiệt cao (> 260 độ C) để tránh tình trạng lớp chống dính giải phóng khí độc và các hạt độc hại. Bạn không nên dùng chảo chống dính để nướng thịt trong lò. Hãy luôn đảm bảo giữ cho chảo của mình không bị quá nóng.
- Không sử dụng các dụng cụ nấu ăn bằng kim loại vì kim loại có thể làm xước lớp chống dính. Bạn chỉ nên dùng các dụng cụ làm từ silicon hoặc bằng gỗ
- Lắp đặt hệ thống thông gió an toàn, khi nấu ăn bằng chảo chống dính, bạn hãy bật quạt lớn hoặc máy hút mùi.
- Không sử dụng bình xịt nấu ăn bởi nhiều bình xịt nấu ăn có thể chứa các chất phụ gia làm hỏng lớp chống dính của chảo. Bạn có thể sử dụng bơ, dầu thực vật để nấu ăn.
- Rửa sạch chảo bằng nước lạnh thay vì nước nóng. Nước nóng sẽ có thể khiến chảo bị cong vênh, biến dạng và giảm tuổi thọ của lớp chống dính.
- Nên rửa chảo bằng tay thay vì rửa bằng máy rửa bát. Máy rửa bát là tác nhân gây ra tình trạng bong tróc lớp chống dính, thậm chí làm hỏng chảo vĩnh viễn
- Không vệ sinh khi chảo còn nóng vì có thể khiến chảo bị sốc nhiệt khiến chảo bị cong vênh, bong tróc. Khi rửa không chà mạnh tay bằng các búi rửa bát bằng kim loại. Bảo quản chảo tại nơi khô ráo, bạn có thể treo chảo lên trên tường. Nếu xếp chồng các chảo hãy lót thêm lớp giấy để tránh tình trạng chảo bị trầy xước.
- Nếu nhận thấy lớp chống dính trên chảo bị bong tróc nên tiến hành cạo sạch hoàn toàn lớp chống dính hoặc thay thế chảo mới.
Như vậy, qua bài viết này, Chefstore đã hướng dẫn cho bạn cách loại bỏ lớp chống dính trên chảo đơn giản và không đòi hỏi kỹ thuật cao. Hy vọng bạn sẽ có thể loại bỏ lớp chống dính đã bong tróc trên chảo và tiếp tục sử dụng chảo. Chefstore là đơn vị cung cấp các loại chảo gang và các dụng cụ làm bếp cao cấp đến từ các thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Hãy nhấc máy gọi HOTLINE: 096 155 0978 hoặc đến trực tiếp cơ sở: Số 91 P. Nguyễn Ngọc Doãn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội để được tư vấn và đặt hàng nhanh nhất.