Bảo Quản Dao Bếp Có Lưỡi Làm Bằng Thép Cac-Bon Như Thế Nào
Bất kể bạn là đầu bếp kỳ cựu hay một anh lính mới vào nghề chắc đều hiểu rằng một con dao tốt là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong hoạt động của bếp. Dù việc lựa chọn một con dao là quyết định mang tính cá nhân không hề dễ, nhưng chắc chắn con dao bếp Nhập khẩu Mỹ vẫn là lựa chọn ưu tiên số 1 của các đầu bếp.
Mục lục
Tại sao bạn nên chọn dao lưỡi làm bằng thép cac-bon?
Mặc dù thép không gỉ là vật liệu khá phổ biến đối với nhiều loại dụng cụ nhà bếp nhưng riêng với dao thì loại được làm bằng thép cac-bon vẫn là một lựa chọn ưu tiên của đầu bếp chuyên nghiệp. Đó là bởi với lưỡi dao có mép làm bằng thép cac-bon, nếu được bảo dưỡng thích hợp, nó sẽ luôn giữ được độ sắc nét hơn hẳn loại lưỡi có mép làm bằng thép không gỉ. Mỗi ngày liếc nhẹ hai bên mép lưỡi với cây liếc dao là cách bảo dưỡng thích hợp nhất.
Vệ sinh dao ngay sau khi dùng
Một trong những việc quan trọng của việc bảo quản dao lưỡi thép cac-bon là giữ cho lưỡi dao sạch và khô. Điều này có nghĩa là bạn nên rửa (với xà phòng nếu cần thiết) và lau dao ngay sau khi dùng. Thoạt đầu có vẻ phiền phức nhưng nó sẽ giữ cho lưỡi dao của bạn không bị hoen ố và han gỉ. Có thể bạn không tin, nhưng đây là sự thật vì khi thái cắt thực phẩm như chanh, cà chua… thành phần có acid sẽ gây ảnh hưởng đến thép cac-bon đấy.
Vết màu đồng và vết hoen gỉ sắt
Qua thời gian sử dụng, trên bề mặt lưỡi dao sẽ hình thành một số vết lốm đốm vàng. Đừng e ngại nhé. Có sự khác nhau giữa những vết lốm đốm và hoen gỉ. Vết lốm đốm = Tốt; Vết hoen gỉ = Xấu. Một lớp gỉ đồng bên ngoài thực tế lại có tác dụng bảo vệ lưỡi dao của bạn không bị han gỉ sắt.
Thường xuyên dùng với cây liếc dao
Đều đặn hàng ngày bảo dưỡng lưỡi dao với cây liếc (đá gốm /hay kim cương) sẽ giúp mép lưỡi cân bằng, thẳng tăm tắm, làm cho việc cắt thái nhẹ nhàng.
Động tác liếc mép lưỡi dao, bản chất là giúp đưa mép của lưỡi về đúng vị trí trung tâm, đều thẳng hàng. Việc này nên được làm hàng ngày.
Còn động tác mài được thực hiện khi mép lưỡi dao đã bị cùn, đây là việc dùng đá mài để bào đi một phần kim loại trên mép lưỡi, tạo ra một mép mới sắc hơn, việc này nên được làm định kỳ, ví dụ 1 năm 2 lần
Vệ sinh dao với nước ấm và xà bông
Dùng miếng mút hay rẻ mềm rửa dao với nước ấm và xà bông ngay sau khi dùng xong.
Lau khô với rẻ mềm
Cất giữ tại nơi khô ráo và thoáng (hộp gài dao, thanh gài nam châm, ngăn kéo tủ bếp)