Chia sẻ bí quyết tráng lại lớp chống dính tại nhà siêu hiệu quả

Sau khi sử dụng được 1 khoảng thời gian, chiếc chảo chống dính của bạn sẽ có thể bắt đầu xuất hiện những vết trầy xước hoặc bong tróc. Lúc này, bạn nên tiến hành tráng lại lớp chống dính của chảo để phục hồi và tái tạo khả năng chống dính thay vì thay thế luôn chảo mới. Vậy làm thế nào để tráng lại lớp chống dính? Những điều cần chú ý khi sử dụng chảo để chảo luôn bền lâu? Hãy đọc hết bài viết này để biết cách tráng lại lớp chống dính siêu đơn giản tại nhà nhé.

Chia sẻ bí quyết tráng lại lớp chống dính tại nhà siêu hiệu quả  

6 lý do phổ biến khiến chảo chống dính bị bong tróc 

Nguyên nhân khiến chảo bị bong tróc và xói mòn lớp chống dính thường xoay quanh 6 lý do thường thấy như sau:

  • Nấu ăn trên nhiệt độ quá cao sẽ khiến chảo nhanh chóng bị hư hại. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, lớp Teflon chống dính sẽ dễ dàng bị phân hủy và phá vỡ cấu trúc. 
  • Sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng kim loại trên chảo chống dính. Kim loại sẽ có thể khiến bề mặt chảo bị trầy xước, sứt mẻ lớp chống dính bao phủ
  • Rửa chảo chống dính trong máy rửa bát sẽ làm chảo bị hỏng hóc. Sức nóng và chất tẩy rửa dùng riêng trong nước rửa bát của chảo sẽ khiến lớp chống dính bị thoái hóa và giảm khả năng chống dính theo thời gian.
  • Cho dầu mỡ vào chảo không đúng thời điểm. Có nhiều người giữ thói quen đợi chảo nóng rồi mới bắt đầu cho dầu mỡ vào. Tuy nhiên, điều này vô hình trung làm lớp chống dính bị nền nhiệt độ cao làm xói mòn. Bên cạnh đó, 1 số loại chảo sẽ có thể tiết ra chất độc hoặc khí độc lại khi nung nóng chảo không. 
  • Thường xuyên sử dụng bình xịt dầu ăn, các tạp chất trong bình xịt sẽ tích tụ cặn xung quanh khắp bề mặt chảo. Những cặn này rất khó có thể vệ sinh sạch sẽ nên theo thời gian sẽ phá hỏng lớp chống dính của chảo.  
  • Liên tục sử dụng chảo trong thời gian dài mà không tôi dầu bảo dưỡng cho chảo chống dính. Tôi dầu là cách làm vô cùng cần thiết để bảo vệ và tái tạo chất chống dính trong chảo. 

Lớp chống dính của chảo có tráng lại được không?

Sau khi sử dụng chảo chống dính trong 1 khoảng thời gian, lớp chống dính sẽ bắt đầu bị bong tróc và trầy xước. Lúc này, nếu bạn tiến hành tráng lại lớp chống dính thì sẽ có thể xóa đi vết trầy xước và lớp bong tróc. Điều này sẽ giúp bạn tái sử dụng chảo chống dính đã bắt đầu xuống cấp. Bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoản chi phí mua chảo chống dính mới. Bạn nên tiến hành tráng lớp chống dính định kỳ để bảo chứ đừng nên bắt đầu tráng, tôi dầu khi phát hiện chảo giảm đi khả năng chống dính trong lúc nấu nướng.

Cách tráng lại lớp chống dính hiệu quả nhất

Việc tráng lại lớp chống dính cho chảo sẽ giúp tái tạo và khôi phục hiệu quả chống dính. Chefstore sẽ hướng dẫn bạn top 6 cách tráng lớp chống dính siêu đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao nhất.

1. Sử dụng hỗn hợp baking soda + giấm + dầu đậu phộng

Hỗn hợp này sẽ kéo dài tuổi thọ của chảo và tráng lại lớp chống dính. Bạn nên tráng lại chảo 3-4 lần/năm để lớp chống dính thêm bền chắc. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng loại dầu có điểm bốc khói thấp như dầu ô liu vì sẽ khiến chảo bị cháy và làm hỏng bề mặt chảo

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 thìa canh baking soda
  • ½ cốc giấm trắng
  • 1 thìa canh dầu đậu phộng
  • 1 cốc nước
  • 1 miếng vải sạch
  • Bọt biển rửa bát

Hướng dẫn cách tiến hành:

Bước 1: Cho baking soda + giấm trắng và nước vào chảo rồi đun sôi trong 15-20 phút

Bước 2: Tắt bếp, đợi chảo nguội tự nhiên rồi rửa chả bằng xà phòng

Bước 3: Sau đó dùng miếng vải sạch lau khô bề mặt chảo

Bước 4: Phết dầu đậu phộng vào chảo rồi đun nóng trong 2 phút

Bước 5: Đợi chảo nguội hoàn toàn rồi lau sạch lớp dầu còn đọng lại trong chảo

Bước 5: Rửa sạch chảo 1 lần nữa rồi lau khô hoàn toàn

2.  Sử dụng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa tráng lại lớp chống dính cho chảo

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 thìa canh dầu dứa nguyên chất hoặc tinh chế
  • Khăn giấy

Hướng dẫn cách tiến hành:

Bước 1: Đun nóng chảo, khi chảo đã nóng đều thì thêm dầu dừa vào

Bước 2: Đảo đều chảo để dầu dừa bao phủ toàn bộ bề mặt chảo

Bước 3: Đun nóng chảo cho tới khi có khói trắng bốc lên

Bước 4: Tắt bếp và để chảo nguội hoàn toàn

Bước 5: Lấy khăn giấy chà xát lên bề mặt chảo. Lúc này lớp dầu sẽ ngấm vào lòng chảo, đồng thời khăn giấy sẽ thấm bớt phần dầu thừa.

3. Sử dụng muối

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 3 thìa canh muối
  • Khăn giấy

Hướng dẫn cách tiến hành:

Bước 1: Rửa sạch chảo bằng nước ấm rồi lau khô trước khi tráng lại lớp chống dính

Bước 2: Bật bếp, vặn lửa to để làm nóng chảo

Bước 3: Cho muối vào chảo chống dính sao cho muối bao phủ hết lòng chảo rồi đun trong 1-2 phút

Bước 4: Tắt bếp và đổ muối trong chảo đi. Dùng khăn giấy lau sạch toàn bộ lượng muối còn bám lại trong chảo. 

4. Sử dụng khoai tây và muối

Phương pháp này không chỉ được áp dụng để loại bỏ những mảng bám dính thức ăn mà còn dùng để để tráng lại lớp chống dính của chảo.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 củ khoai tây cắt đôi
  • 1 bát muối trắng

Hướng dẫn cách tiến hành:

Bước 1: Nhúng 1 nửa củ khoai tây vào bát muối trắng rồi chà lên những vết hoen gỉ trên bề mặt chảo

Bước 2: Dùng nửa củ khoai tây còn lại chà lên toàn bộ chảo, chú ý chà kĩ những chỗ bong tróc

Bước 3: Rửa sạch chảo rồi lau khô chảo

5. Dùng sữa tươi

Tráng lại lớp chống dính bằng sữa tươi

Trong sữa chứa protein có đặc điểm khi đun sôi sẽ tạo thành 1 lớp bao phủ lên chảo, từ đó giúp khôi phục và tái tạo lớp chống dính. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đạt hiệu quả với những chảo bong tróc ít.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 cốc sữa tươi có đường hoặc không đường
  • 1 quả trứng

Hướng dẫn cách tiến hành:

Bước 1: Cho sữa vào chảo rồi đun trong 5 phút ở lửa vừa hoặc nhỏ

Bước 2: Khi sữa bắt đầu sôi thì tắt bếp và đổ sữa trong chảo đi

Bước 3: Rửa chảo sạch sẽ cho đến khi không còn nghe mùi sữa

Bước 4: Thử ốp la trứng, nếu khi lật trứng không bị bám dính thì lớp chống dính của chảo đã được hồi phục

6. Tôi dầu cho chảo trước khi nấu ăn

Tôi dầu cho chảo trước khi nấu ăn sẽ làm tăng hiệu quả chống dính vượt trội trong khi nấu nướng. Nếu sau khi sử dụng chảo trong thời gian dài mà không tôi dầu sẽ khiến bề mặt chảo bắt đầu bị bong tróc và trầy xước.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 thìa cafe dầu thực vật hoặc bơ
  • 2 miếng khăn giấy

Hướng dẫn cách tiến hành:

Bước 1: Rửa sạch chảo rồi lau khô hoàn toàn chảo chống dính

Bước 2: Cho dầu thực lên vào khăn giấy rồi chà xát lên bề mặt chảo

Bước 3: Tiếp tục dùng 1 chiếc khăn giấy khác lau chảo để thấm hết dầu để không ảnh hưởng tới món ăn khi nấu

Bước 4: Lúc này bạn sẽ có thể bắt đầu nấu nướng như bình thường

Những điều cần chú ý khi sử dụng chảo chống dính

Khi sử dụng chảo chống dính, bạn cần hết sức chú ý để sử dụng chảo đúng cách. Chefstore sẽ phân tích từng điều cần lưu ý khi dùng chảo để nấu nướng cho bạn tham khảo nhé.

Cho dầu mỡ vào chảo trước khi đun nóng

Trước khi bắt đầu đun nóng chảo, bạn hãy cho dầu mỡ trước để bảo vệ lớp chống dính khỏi nền nhiệt cao. Ngoài ra, khi chảo đa bắt đầu nóng thì nên cho thức ăn vào nấu luôn. Tránh tình trạng chảo quá nóng sẽ làm bong tróc và xước lớp chống dính. Trong quá trình nấu ăn, không cho gia vị như mắm, muối vào, gia vị này sẽ phá vỡ cấu trúc lớp chống dính của chảo và gây ra tình trạng bị loang lổ.

Không nấu ăn ở nhiệt độ quá cao

Không nấu ăn bằng chảo chống dính ở nhiệt độ quá cao

Bạn tuyệt đối không nấu ăn với nền nhiệt cao trên 260 độ C bằng chảo chống dính. Nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, lớp chống dính sẽ có khả năng giải phóng khói độc gây ra tình trạng họ, tức ngực, khó thở, ngộ độc khói… Bên cạnh đó, bạn không được sử dụng chảo chống dính để nấu các món kho hay cho vào trong lò nướng. Trong quá trình đảo hoặc múc thức ăn, hãy sử dụng các dụng cụ bằng silicon, gỗ thay vì kim loại để bảo vệ chảo.

Hạn chế sử dụng bình xịt dầu ăn

Trong bình xịt nấu ăn có thể chửa chất phụ gia và hóa chất không tốt cho lớp chống dính. Bạn hãy dùng dầu ăn thực vật để nấu nướng bởi 1 số lợi ích chúng mang lại như: ngăn ngừa lão hóa da, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm lượng cholesterol trong máu, bảo vệ các tế bào, tăng cường chức năng của não bộ…

Đợi chảo nguội hoàn toàn tới rửa chảo

Sau khi vừa nấu nướng xong, bạn không nên lập tức rửa chảo vì se có thể làm chảo bị sốc nhiệt, cong vênh và nứt vỡ. Hãy chà bề mặt chảo bằng miếng bọt biển để lớp chống dính không bị bong tróc và xước chảo. Ngoài ra, bạn nên rửa chảo bằng tay thay vì cho vào máy rửa bát. Áp lực nước mạnh mẽ của máy rửa bát sẽ làm hỏng bề mặt chảo.

Bảo quản chảo tại nơi khô ráo

Bạn nên bảo quản chảo chống dính tại nơi khô ráo và thoáng mát để tránh tình trạng chảo bị gỉ sét. Để tránh độ ẩm tích tụ trong chảo, bạn có thể treo chảo lên tường hoặc lót 1 lớp giấy ăn lên bề mặt chảo. Đừng chồng các chảo chống dính lên nhau vì đáy chảo sẽ làm xước, bong tróc lớp chống dính của chảo khác. Nếu bắt buộc phải xếp chồng các chảo thì nên lót thêm vài chiếc khăn giấy phủ lên mặt chảo. 

Xem thêm: Top 6 mẹo xử lý chảo chống dính bị dính hiệu quả nhất

Như vậy, qua bài viết này, Chefstore đã chia sẻ cho bạn top 6 phương pháp tráng lại lớp chống dính để luôn có thể phát huy khả năng chống dính hiệu quả. Mong rằng bạn sẽ có thể tái sử dụng lại chiếc chảo chống dính của mình. Chefstore là đơn vị phân phối những chiếc chảo chống dính cao cấp tới từ nhãn hàng lớn trên thế giới. Nếu có nhu cầu mua hàng hay trải nghiệm sản phẩm, bạn hãy nhấc máy liên hệ HOTLINE: 096 155 0978 hoặc đến trực tiếp cơ sở: Số 91 P. Nguyễn Ngọc Doãn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội để được tư vấn và đặt hàng nhanh nhất.